THPT Sông Đốc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
star_my
star_my
V.I.P Member
V.I.P Member
Nữ Posts : 446
Sinh nhật : 06/06/1988
Đến từ : Sông Đốc
STATUS : A4, SĐ
Coins : 554
Thanked : 6
Ngày tham gia : 08/12/2010
https://www.facebook.com/tramy.tramy.50

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Wed Jun 29, 2011 11:56 pm
Bài Thu Hoạch Chuyến đi thực tế - Hành Trình Di sản văn hóa miền Trung

Nhờ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà trường, các Phòng Ban, Ban lãnh đạo Khoa Sư phạm KHXH, lớp CSU1091 đã có cơ hội tham gia chương trình tham quan và học tập với chủ đề "Hành trình di sản văn hóa miền Trung" diễn ra từ ngày 23/5/2011 - 29/5/2011 do Thạc sĩ Đỗ Thị Hạnh làm Trưởng đoàn. Với chủ đề này, đoàn đã được ghé thăm và tìm hiểu nhiều khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của khúc ruột miền Trung thân yêu như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, các địa Danh nổi tiếng ở Huế, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Phong Nha – Kẻ Bàng, Thành cổ Quảng Trị…Nhờ chuyến đi này, chúng em được biết thêm nhiều điều và trưởng thành hơn. Chuyến đi còn là sợi dây gắn kết các thành viên trong lớp lại với nhau và rút ngắn khoảng cách của sinh viên với các giảng viên. Giúp mọi người hiểu nhau hơn. Chuyến đi đã để lại trong em một kỉ niệm sâu sắc khó phai.

Trước khi khởi hành một ngày, nhìn trên gương mặt của các bạn ai ai cũng háo hức, nôn nóng mong đến ngày xe lăn bánh. Tối ngày 22/05/2011, lớp chúng tôi đã tập trung ở trường để sáng mai khởi hành sớm. Tối đêm đó, chúng tôi có người ngủ có người không ngủ được. Nhưng đúng 3 giờ 30 phút ngày 23/05/2011, tất cả các thành viên của đoàn đã chuẩn bị sẵn sàng để khởi hành. Khoảng 4 giờ thì xe du lịch Hoàn Mỹ đến, lớp chúng tôi đã lên xe rời trường Đại Học Sài Gòn để bước vào chuyến tham quan. Xe đã chạy khỏi thành phố, đột nhiên xe dừng lại tại khu công nghiệp AMATA, chúng tôi không hiểu xảy ra chuyện gì? Nhưng thắc mắc của chúng tôi được anh Tuyên – hướng dẫn viên du lịch thông báo là đổi xe, vì xe có sự cố. Sau khi đổi xe đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường, khoảng 6h30 đoàn đã dừng lại ăn sáng tại Dầu Giây. Ăn sáng xong đoàn tiếp tục đi. Do thời gian của đoàn bị hạn chế nên ngày đầu tiên chúng tôi phải đi một đoạn đường rất dài từ thành phố Hồ Chí Minh đi thẳng ra Quy Nhơn (khoảng 670 Km). Vì lẽ đó mà ngày đầu tiên này, đoàn không ghé tham quan địa danh nào. Tuy nhiên, ngồi trên xe, nhìn qua cửa kính, tôi thấy những cánh đồng lúa trĩu bông, những ngọn núi cao xanh bát ngát và những dòng sông mênh mong êm đềm trôi. Tạo nên ở đây phong cảnh hữu tình và thơ mộng. Xe đã đi qua các địa danh như: Đèo Cổ Mã, đèo Cả, Sông Cầu…ở đây em còn được thấy những ngọn đồi núi nằm cạnh biển khơi, điều này tạo cho miền trung một phong cảnh hùng vĩ, uy nghi và hiểm trở.

Hình chụp trên đường đi khi nhìn qua cửa kính.

Trên đường đi để tạo không khí vui nhộn và khơi dậy trong lòng các bạn niềm hăng hái anh hướng dẫn viên đã bày rất nhiều tròn chơi như: thi hát, đố vui, ngâm thơ, pha trò… Làm cho chuyến đi thêm phần hào hứng. Buổi trưa hôm đó chúng tôi được dùng cơm tại nhà hàng ở biển Cà Ná. Sau bửa cơm, đoàn đã đi thẳng đến Quy Nhơn, khoảng 10 giờ đã tới Khách sạn Hoàng Yến và nghĩ lại ở đây. Sáng hôm sau ngày 24/05/2011, đoàn rời Quy Nhơn khởi hành đi Hội An. Ngày hôm nay, đoàn bắt đầu ghé tham quan một số địa điểm. Nơi đầu tiên, đoàn chúng tôi đến là bệnh xá Đặng Thùy Trâm. Tại đây đoàn chúng tôi được biết thêm một ít về vị anh hùng này. Rời bệnh xá Đậng Thùy Trâm, đoàn đến với Thánh Địa Mỹ Sơn. Tại Thánh địa, đoàn được nghe giới thiệu và trực tiếp tham quan nơi đây. Nơi đây trước kia là kinh đô của vương quốc Chămpa. Các hiện vật nơi đây mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Chămpa. Tuy nhiên, hiện vật nơi đây còn rất ít do đã được đem trưng bày ở bảo tàng Chăm – Đà Nẵng. Hiện giờ ở đây chủ yếu chỉ còn các công trình kiến trúc đền tháp. Các tháp ở đây gần giống với kiến trúc Ấn Độ, có hình thù giống như ngọn núi Meru. Người chăm theo tín ngưỡng phồn thực nên các công trình kiến trúc và điêu khắc ở đây chủ yếu là thờ thần Shiva, Vicnu, Gama và các biểu tượng của cặp sáng tạo Yoni và Linga…Rời thánh địa, đoàn trở về khách sạn ở Hội An. Đến khách sạn mọi người nhận phòng và an tối. Sau đó, cả đoàn đi dạo phố Cổ. Phố Cổ Hội An về ban đêm cũng khá là nhộn nhịp. Phố Cổ Hội An chủ yếu bán các sản phẩm đèn lồng. Tại chợ đêm Phố Cổ nếu thấy đói các bạn có thể ghé vào dùng các loại chè và thưởng thức món Mì Quảng và Cao Lầu, đặc sản của xứ Quảng. Buổi tối tham quan phố cổ, chúng ta chỉ được thấy Chùa Cầu. Nhìn chùa Cầu buổi tối trong rất đẹp. Ở chợ đêm có một trò chơi dân gian với tên gọi là Chơi bài Chòi. Trò chơi này giống như chơi lô tô ở Nam Bộ. Đoàn có tham gia và một bạn trong đoàn còn nhận được phần quà là một chiếc lồng đèn. Đi dạo thư giản xong, chúng tôi đã trở về khách sạn để nghỉ ngơi mai đi tiếp.
Hình chụp tại Thánh địa

Ngày 25/05/2011, Đoàn khởi hành đi Huế. Khi đến địa phận Đà Nẵng đoàn có dừng chân lại tại bảo tàng Chăm bên bờ sông Hàn. Các hiện vật được trưng bày ở đây chủ yếu lấy từ các di tích Trà Kiệu (Quảng Nam), Mỹ Sơn…Bảo tàng Chămpa cũng như Thánh địa Mỹ Sơn, hiện vật ở đây cũng là các Yoni, Linga, các thần Shiva, Vicnu, Gama và con vật thiện của các vị thần này. Ngoài ra, còn có các bức phù điêu điêu khắc các vũ nữ apsara múa. Nhìn vào các hiện vật ở đây ta có thể thấy rằng điêu khắc của người Chămpa ra tinh sảo.



Ở Bảo tàng Chăm – Đà Nẵng

Rời khỏi bảo tàng Chăm, đoàn xuyên qua hầm Hải Vân đi thẳng ra Huế. Đoàn dừng chân tại khách sạn công đoàn Sông Hương. Khi ăn trưa và nghĩ ngơi xong khoảng 2h, đoàn bắt đầu đi tham quan 2 lăng: Tự Đức và Khải Định tại xứ Huế thơ mộng. Lăng Tự Đức rộng và kiến trúc mang đậm chất phương Đông. Còn lăng Khải Định nhỏ hơn, nhưng lộng lẫy sặc sở hơn do kiến trúc ở đây có sự tiếp xúc và ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương Tây. Hai công trình này phần nào đã mô phỏng được tính cách của hai vị vua này. Tuy hai công trình này được xây dựng bằng máu xương của nhân dân nên có thể coi là tội ác. Nhưng ngày nay, nó là địa điểm thu hút không ít du khách đến đây tham quan và trở thành một trong những công trình nổi tiếng của xứ Huế. Công hay tội còn phải coi bạn đứng ở góc độ nào mà nhìn nhận. Cũng giống như vậy, chuyến đi này đoàn phải đi rất nhiều địa điểm trong một khoảng thời gian rất ngắn, cho nên mọi người cảm thấy rất mệt nhưng bù lại các bạn lại biết thêm được nhiều điều thú vị từ cảnh vật đến mọi người xung quanh ta. Làm cho các bạn cởi mở hơn, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn. Ngoài ra, trong chiến đi còn có các buổi trò chuyện và chơi đùa làm cho không khí chuyến đi vui vẻ và ấm áp hơn. Chúng ta được học hỏi nhiều hơn từ các thầy cô và bạn bè không chỉ trên phương diện kiến thức mà còn cách cư xử, cách sống…Sau khi tham quan xong hai lăng Tự Đức và Khải Định, đoàn trở về khách sạn dùng cơm. Khoảng 19h, đoàn có chương trình ngồi thuyền xuôi dòng sông Hương thơ mộng nghe ca Huế. Ca Huế là một loại hình văn nghệ đặc sắc của của xứ Huế có từ lâu đời. Lúc nghe ca Huế các bạn có thể tặng hoa cho các cô ca sĩ để thể hiện sự yêu mến của mình. Hoa có sẵn trên bàn, sau khi nghe xong thì mới tính tiền, mỗi bông hoa là 10000. Kết thúc chương trình ca Huế là các bạn thả hoa đăng cầu may nắm bình an…Ngồi trên thuyền các bạn có thể ngắm được cầu Tràng Tiền – biểu tượng của xứ Huế. Buổi tối, cầu Tràng Tiền được thắp đèn với nhiều màu sắc khác nhau trong rất đẹp. Khép lại chương trình ngày hôm nay là đoàn về nghĩ ở khách sạn công đoàn.



Lăng Tự Đức



Lăng Khải Định



Cầu Tràng Tiền cảnh đêm

Ngày mới 26/05/2011, đoàn lại tiếp tục khởi hành đi ra Quảng Trị và Quảng Bình. Ngày hôm nay, nơi đầu tiên đoàn đến là Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Nơi đây là nơi an nghĩ của hơn 10 ngàn liệt sĩ đấu tranh vì sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Khi vừa tới đây đoàn đã tiến hành làm lễ dâng hoa tại tượng đài chính với lòng biết ơn và tôn kính vô hạn. Sau đó, đoàn đi thắp hương ở mộ của các anh với lòng xúc động nghẹn ngào. Rời khỏi nghĩa trang và con đường Hồ Chí Minh huyền thoại ấy, đoàn tiếp tục cuộc hành trình đi động Phong Nha. Nhưng hình như, mọi người chưa thoát khỏi sự nghèn ngào. Mọi người không một ai nói chuyện. Không khí trên xe rất yên lặng cho đến khi xe dừng lại tại khu di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Để vào động, đoàn chia ra làm nhiều nhóm nhỏ và các nhóm xuống thuyền nhỏ đi vào. Nhìn hai bên bờ sông trên đường vào động, cảnh sắc ở đây rất thơ mộng và tươi đẹp. Tôi từng nghe kể lại bên trong động rất tối và có nhiều thạch nhũ với hình dáng kì lạ. Hôm nay mới được tận mắt nhìn thấy, tận tay chạm vào. Cảm giác lúc này không biết diễn tả như thế nào cho đúng. Tuy nhiên bây giờ trong động không còn tối nửa. Người ta đã lắp đặt hệ thống đèn màu bên trong động làm tăng thêm vẻ đẹp huyền ảo của động. Đúng là bên trong động có rất nhiều thạch nhũ với hình dáng khác nhau tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và mới lạ với các du khách. Thuyền của đoàn được dừng lại tại một bãi cát bên trong động chúng tôi được đi lên chạm tay vào nhũ đá. Tôi còn nghe nói là nước gơi từ phía trên xuống đáy nếu gơi trúng vào ai người đó sẽ gặp may mắn. Không biết có thật như vậy hay không? Hôm nay, tôi bị ướt cả người vì nhũ đá rơi trúng. Cả đoàn ra khỏi động và dùng cơm trưa để tiếp thêm năng lượng cho cuộc hành trình về lại Cố đô. Vì tại Huế còn một địa điểm tham quan khá là quan trọng mà đoàn chúng tôi chưa đến. Nhưng đó là chuyện của ngày hôm sau còn hôm nay, trên đường về đoàn sẽ được dừng lại tham quan ở vĩ tuyến 17 lịch sử trên sông Bến Hải và thành cổ Quảng Trị anh hùng.



Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn



Tượng đài Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn



Thắp hương ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn

Cửa động Phong Nha

Vĩ tuyến 17 đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với hội nghị Giơnevơ, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời cho quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp. Hiện tại nơi đây còn cột cờ và nhà trưng bày. Trong nhà trưng bày, có tượng Bác với câu nói đầy niềm tin và khát vọng thống nhất đất nước của Bác “Miền Nam trong trái tim tôi”. Kết thúc buổi tham quan của đoàn tại mãnh đất Quảng Trị anh hùng là Thành cổ Quảng Trị với cuộc chiến khóc liệt 81 ngày đêm. Cũng như ở nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, khi vừa đến đây, đoàn cũng bước vào dân hoa tưởng niệm tại tượng đài liệt sĩ. Nhưng khác biệt với nghĩa trang Trường Sơn. Thành cổ Quảng Trị không có một ngôi mộ nào riêng biệt mà ở đây chỉ có một nắm mồ chung là đài tưởng niệm. Nắm mồ này được xây dựng dựa trên triết lí âm dương theo hình bát quái lưỡng nghi. Phần âm có hồ nước giữa hồ nước có cây đèn thờ cao 8,1m được ví là cây thiên mệnh là mạch nối giữa trời và đất. Giữa cây thiên mệnh có 3 bông hoa tượng trưng cho tam tài: thiên, địa, nhân. Dưới 3 bông hoa có 3 bát cơm, theo quan niệm của người Á Đông là cúng cơm cho người mất cho nên ba bát cơm là để tưởng nhớ đến các anh. Đỉnh cao của cây thiên mệnh là ngọn lửa tượng trưng cho ánh hào quang cuộc chiến 81 ngày đêm. Phần dương là phần thắm hương có các vạch màu đỏ tượng trưng cho sự sống, bên ngoài thế lưỡng nghi có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày từ ngày 28/6 – 16/9/1972. Bên trong tượng đài rỗng, có hai trục đường kính và trang phục người lính như là linh hồn của các anh. Tại đây tôi được nghe kể về cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè lịch sử năm 1972 của quân và dân ta. Đây là cuộc chiến bảo vệ thành cổ và thị xã Quảng Trị chống lại cuộc phản kích tái chiếm của Mĩ Ngụy mang tên hành quân Lam Sơn 72, là cuộc chiến mang tính khóc liệt và góp phần quan trọng trong thắng lợi trên bàn hội nghị Pari về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tại cuộc chiến này, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã hi sinh và nằm lại trên mãnh đất này. Các anh hi sinh hài cốt các anh không còn nửa, máu và xương thịt của các anh đã hòa vào lòng đất. Chính vì vậy, từng tất đất cành cây ngọn cỏ dưới chân chúng ta vào thành cổ thắm biết bao máu xương chiến sĩ đống bào cả nước và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Trong giờ phút đó, chúng tôi không sao kìm được cảm xúc, sự đau xót và những giọt nước ở khóe mắt đã lăn dài trên má của các bạn và đã gơi xuống lòng đất này. Đó là những giọt nước mắt yêu thương xuất phát từ lòng biết ơn vô hạn của thế hệ hôm nay khi nghĩ về các anh và cầu mong các anh ở bên kia thế giới các anh hãy yên lòng. Dù đã về tới Huế nhưng tôi không sau yên lòng, tiếng nói của cô thuyết trình vẫn vang mãi bên tai tôi.

“ Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó, bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”

Tôi nghe như có cái gì đó cắt vào da thịt của mình, tim tôi như rĩ máu. Cuộc chiến tranh đã đi qua để lại biết bao tang thương tang tóc. Để có được nền hòa bình như ngày nay biết bao người đã nằm xuống. Có những người chiến sĩ còn rất trẻ mà phải nằm xuống để đất nước đứng lên. Đứng trước các anh tôi cảm thấy quá hổ thẹn cũng ở độ tuổi ấy sao mình quá vụng về. Nhưng cũng chính các điều đó đã thúc đẩy chúng ta, phải biết biến đau thương thành sức mạnh để góp phần xây dựng và phát triển đất nước này. Chúng ta phải tiếp nối và phát huy truyền thống vẻ vang hòa hùng của dân tộc để không phụ lòng những người nằm xuống.

Cột cờ ở Vĩ tuyến 17



Nhà trưng bày vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất



Tượng đài Bác ở nhà trưng bày vĩ tuyến 17

Tượng đài thành cổ

Ngày 27/05/2011, ngày cuối dừng chân cùng ở Huế. Lúc 7h30, đoàn đi tham quan Đại nội Huế. Đại nội Huế là tên gọi khi gộp chung Hoàng thành và Tử cấm thành. Hoàng Thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là cửa Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy. Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữ được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực. Mặc dù có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng Thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Dù quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở đây đều làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm” (hay còn gọi là “trùng thiềm điệp ốc” - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu, hay theo đề tài tứ thời). Bên trong hoàng thành có các di tích: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi,Thế Tổ Miếu, Cửu Đỉnh… Nhưng do thời gian hạn chế nên đoàn chỉ tham quan một số công trình tiêu biểu. Cửa Ngọ môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (1804) là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghị quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về phía nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn. Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 thời vua Minh Mạng nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại. Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng thành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau. 9 đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền Đỉnh. Ngoài ra, còn có một kì đài hay còn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.



Trước cửa Ngọ Môn



Kì Đài hay cột cờ



Điện Thái Hòa



Hiển lâm Cát



Điện Thế miếu



Cửu Đỉnh

Tại đại nội Huế tôi lại được biết thêm nhiều điều về nét sống và sinh hoạt của các vị vua chúa thời xưa. Hoàng cung đúng là huy hoàng và lộng lẫy. Chúng tôi được biết rõ hơn về các vị vua thời Nguyễn qua lời của anh hướng dẫn viên và nhiều người cùng tham quan. Không chỉ vậy, nếu các bạn có ước mơ trở thành vua hay thành người hoàng gia thì hãy đến đây ước mơ của các bạn sẽ thành hiện thực trong ít phút. Ở đây có một gian phòng chụp hình lưu niệm, các bạn có thể mặc long bào trở thành vua hay mặc trang phục của hoàng hậu để trở thành mẫu nghi thiên hạ, hay trở thành những vị công chúa lộng lẫy kiêu sa. Các bạn trong đoàn cũng cũng vào đây và có chụp ảnh lưu niệm ở đây.

Ành kỉ niệm

Ảnh kỉ niệm (2011)

Sau Khi tham quan xong Đại Nội Huế đoàn lại tiếp tục tham quan Chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Tại chùa có Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo. Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi). Ngoài ra ở ngôi chùa này còn lưu giữ chiếc xe ô tô di vật của cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức.



Tháp phước duyên của chùa Linh Mụ

Chùa Linh mụ Xe ô tô của Thích Quảng Đức

Ngày hôm nay, sau khi tham quan quần thể kinh thành Huế, buổi chiều đoàn được sinh hoạt tự do. Chúng tôi đi dạo phố và đi chợ Đông Ba để mua quà mang về biếu người thân. Có thể thấy được, Huế là một trong những thành phố thuộc loại đẹp và mát nhất Việt Nam. Đêm cuối của đoàn ở Huế diễn ra rất sôi nổi tại khách sạn phòng số 101. Tại phòng này có một bửa tiệc nhỏ đã diễn ra dù có một số bạn vắng mặt vì lí do riêng nhưng buổi tiệc gần như là hội tụ cả lớp. Buổi tiệc diển ra trong không khí sôi nổi vui vẻ và ấm áp. Các cô và các bạn cùng trò chuyện tâm sự, cùng bày tỏ cảm xúc của mình về lớp về bạn bè và chuyến đi. Bửa tiệc đã gắn kết mọi người lại gần nhau hơn. Tôi có rất nhiều rất nhiều điều muốn nói nhưng không hiểu sao tôi không nói được nên lời. Buổi tiệc đã tàn nhưng hầu như trong chúng tôi đêm đó không ai ngủ được. Có thể nói ngày hôm nay là một ngày có ‎ý nghĩa rất lớn đối với lớp chúng tôi. Tối đó, tôi và các bạn đã thức cho đến khi xe khởi hành chạy về Nha Trang lúc 3h sáng ngày 28/05/2011. Chúng tôi đi sớm vì đoàn chúng tôi còn hai điểm tham quan nữa trên đường quay trở vào TP.HCM. Ngày 28/05/2011, đoàn ghé Bình Định tại bảo tàng Quang Trung để xem trống trận Tây Sơn, tham quan bảo tàng và nghe kể về người anh hùng áo vải với ngọn cờ đào.

Bảo tàng Quang Trung

Sau đó, đoàn đi thẳng về Nha Trang. Trên đường về xe đã bị hư tại địa phận Tuy Hòa. Đến Nha Trang, trước khi về khách sạn đoàn dừng lại dùng cơm tại nhà hàng Nhã Trang. Tại đây, buổi tiệc kết thúc chuyến đi đã được diễn ra. Dù ai ai trong đoàn cũng đều rất mệt, nhưng buổi tiệc diễn ra trong không khí rất là sôi nổi. Cô cố vẩn lên phát biểu kết thúc chuyến đi. Các bạn Vân Đạt lên cảm ơn thầy cô và các bác lái xe cùng với các anh hướng dẫn viên. Bạn Hoàng lên phát biểu cảm nghĩ của mỉnh về chuyến đi. Thấy Duy, Cô Ngọc cũng phát biểu ý kiến và cảm nhận của mình về chuyến đi thực tế với lớp csu 1091. Bửa tiệc kép lại với nhiều điều còn bỏ ngõ, tiếc nuối thể hiện trên gương mặt của các bạn. Đó cũng chính là đêm cuối cùng của chuyến đi thực tế chuyên môn của lớp csu1091 đầy kỉ niệm và đầy hứa hẹn. Sáng hôm sau, ngày 29/05/2011 đoàn khởi hành về lại Tp.HCM. Theo như lịch trình hôm nay thì đoàn sẽ ghé vào tham quan trường Dục Thanh ở Phan Thiếc nơi Bác Hồ dạy học. Tuy nhiên, đoàn không thể tham quan được ngôi trường này. Vì hôm nay là chủ nhật trường không có mở cửa cho tham quan. Thế là cả đoàn đành đi thẳng về Tp.HCM trong tâm trạng nuối tiếc. Bửa cơm sau cùng của chuyến đi được dùng ở Tp.Phan Thiếc. Đến khoảng 6h đoàn về tới trường Đại Học Sài Gòn dưới con mưa tầm tả đất Sài Thành và chuyến đi đã thật sự kép lại ở đây.

Giờ đây nhìn lại chặng đường tôi thấy, qua chuyến đi tôi đã biết thêm nhiều điều từ kiến thức chuyên môn cũng như cách ứng xử và cách sống. Mỗi một ngày đi tôi lại được học thêm một ít từ thầy cô và bạn bè. Chuyến đi đã giúp cho mọi người thấu hiểu nhau hơn, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Dù chuyến đi có phần vất vả do thời gian quá hạn chế và một số nơi thức ăn không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, thức ăn không hợp khẩu vị vì do đặc thù trong khẩu vị và cách chế biến của từng vùng miền khác nhau thì khác nhau và thời gian dù có hạn nhưng vẫn đảm bảo được các địa điểm và mục đích chuyến đi. Nên chúng tôi vẫn cảm thấy rất vui khi được tham gia chuyến đi này. Chính vì vậy, một lần nửa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường và Ban lãnh đạo khoa cùng các ban ngành khác đã tạo điều kiện cho lớp chúng tôi thực hiện chuyến đi này, và cũng cảm ơn các thầy cô đã sát cánh cùng với chúng em trong chuyến đi này.



star_my
star_my
V.I.P Member
V.I.P Member
Nữ Posts : 446
Sinh nhật : 06/06/1988
Đến từ : Sông Đốc
STATUS : A4, SĐ
Coins : 554
Thanked : 6
Ngày tham gia : 08/12/2010
https://www.facebook.com/tramy.tramy.50

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Thu Jun 30, 2011 12:11 am
Có rất nhiều hình mà hok chèn được bực quá đi.huhuhu
supperman happy
supperman happy
Super Mod
Super Mod
Nam Posts : 290
Sinh nhật : 27/09/1989
Đến từ : sông đốc city
Coins : 396
Thanked : 7
Ngày tham gia : 17/11/2008

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Mon Oct 03, 2011 10:53 am
dài quá my ơi tao lười đọc lém hôm nào mày kê tao nge đi cho nó nhanh hjjjhjhjh
star_my
star_my
V.I.P Member
V.I.P Member
Nữ Posts : 446
Sinh nhật : 06/06/1988
Đến từ : Sông Đốc
STATUS : A4, SĐ
Coins : 554
Thanked : 6
Ngày tham gia : 08/12/2010
https://www.facebook.com/tramy.tramy.50

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Mon Oct 03, 2011 12:47 pm
Kakaka. Bài đó 10đ đó con.kakaka
supperman happy
supperman happy
Super Mod
Super Mod
Nam Posts : 290
Sinh nhật : 27/09/1989
Đến từ : sông đốc city
Coins : 396
Thanked : 7
Ngày tham gia : 17/11/2008

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Mon Oct 03, 2011 5:55 pm
zi mày vượt chỉ tiêu đề ra rùi , chỉ tiêu mày đề ra chỉ có 9 điểm thôi mà , sao không thấy khao j vậy ta hjhjhjjh
star_my
star_my
V.I.P Member
V.I.P Member
Nữ Posts : 446
Sinh nhật : 06/06/1988
Đến từ : Sông Đốc
STATUS : A4, SĐ
Coins : 554
Thanked : 6
Ngày tham gia : 08/12/2010
https://www.facebook.com/tramy.tramy.50

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Tue Oct 04, 2011 1:15 am
kakaka.....tao nghèo lém...kakakaka
supperman happy
supperman happy
Super Mod
Super Mod
Nam Posts : 290
Sinh nhật : 27/09/1989
Đến từ : sông đốc city
Coins : 396
Thanked : 7
Ngày tham gia : 17/11/2008

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Tue Oct 04, 2011 8:13 am
tao đâu đòi mày phải khao lớn đâu , ngèo thì khao it thôi cũng được mà kakakkkakak
star_my
star_my
V.I.P Member
V.I.P Member
Nữ Posts : 446
Sinh nhật : 06/06/1988
Đến từ : Sông Đốc
STATUS : A4, SĐ
Coins : 554
Thanked : 6
Ngày tham gia : 08/12/2010
https://www.facebook.com/tramy.tramy.50

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Tue Oct 04, 2011 10:02 am
kakakaka....nghèo tới en còn hem có nói gì khao.. :009: :009:
supperman happy
supperman happy
Super Mod
Super Mod
Nam Posts : 290
Sinh nhật : 27/09/1989
Đến từ : sông đốc city
Coins : 396
Thanked : 7
Ngày tham gia : 17/11/2008

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Tue Oct 04, 2011 1:48 pm
ặc ặc ...... nuốt nước bọt đỡ vậy.huhuhuhuhuhu
star_my
star_my
V.I.P Member
V.I.P Member
Nữ Posts : 446
Sinh nhật : 06/06/1988
Đến từ : Sông Đốc
STATUS : A4, SĐ
Coins : 554
Thanked : 6
Ngày tham gia : 08/12/2010
https://www.facebook.com/tramy.tramy.50

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Tue Oct 04, 2011 1:50 pm
kakakakaka...............
Sponsored content

Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung Empty Re: Cảm nhận về chuyến tham quan duyên hải Miền Trung

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết